Tranh cãi về tên họ Lý Huyền Bá

Lý Huyền Bá là nhân vật thường xuất hiện trong tiểu thuyết, hý kịch, truyện kể, trải qua nhiều triều đại, bị ảnh hưởng bởi kỵ húy của từng thời kỳ nên có khi được gọi là Lý Huyền Bá, đôi khi lại là Lý Nguyên Bá.

Chữ "nguyên", "huyền" là chữ thông dụng trong tiếng Hán, nên hay trùng với chữ kỵ húy như Triệu Huyền Lãng (theo truyền thuyết là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống), Chu Nguyên Chương (Minh Hồng Vũ), Huyền Diệp (Thanh Khang Hy)... Nhưng dựa theo tên chính xác của Lý Nguyên Cát (con thứ tư của Lý Uyên) thì "Lý Nguyên Bá" có vẻ chính xác nhất. Tống Chân Tông được tiên nhân Triệu Huyền Lãng báo mộng, tự xưng là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống, nên từ thời Tống về sau kỵ húy chữ "huyền", từ đó Lý Huyền Bá chuyển thành Lý Nguyên Bá.

Nhưng lại có một số điển tịch ngược lại, lại kỵ húy chữ "nguyên", sửa thành chữ "huyền", cho nên con trai thứ ba của Lý Uyên trong "Tân Đường Thư" thời Tống được ghi là "Huyền Bá", nhưng trong "Toàn Đường văn" lại ghi là "Nguyên Bá" ("Toàn Đường văn" không hề kỵ húy chữ "huyền" của "Huyền Diệp" vì vẫn ghi đúng tên Phòng Huyền Linh nên không có lý do sửa tên "Huyền Bá" thành "Nguyên Bá"). Thời Tống lại có "Đường đại chiếu lệnh tập", trong quyển 39 ghi "Con trai thứ ba của hoàng đế được truy phong là Vệ vương".